SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO PHÁP LUẬT LÀ VIỆC LÀM THIẾT THỰC HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
  • Điện thoại: (84-024) 37683065
  • Fax: (84-024) 37683058
  • Email: cuchhvn@vinamarine.gov.vn
CẢNG VỤ HÀNG HẢI
CẦN THƠ
- Lĩnh vực chuyên môn:
  • Điện thoại: (84-0292) 3841696
  • Di động: (84) 0918351985
  • Fax: (84-0292) 3841049
  • Email: cangvu.cto@vinamarine.gov.vn
- Lĩnh vực đạo đức công vụ:
  • Điện thoại: (84) 0916891696
Số hiệu:37/2016/TT-BGTVT
Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông vận tải
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trương Quang Nghĩa
Ngày ban hành:25/11/2016
Thời gian bắt đầu hiệu lực:01/07/2017
Thời gian hết hiệu lực:
Tình trạng văn bản:
Tài liệu đính kèm:TT-37-2016 Tieu chuan chuyen mon- CC chuyen mon- dao tao- huan luyen- dinh bien an toan toi thieu.pdf

B GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 37/2016/TT-BGTVT

Hà Nội ngày 25 tháng 11 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN, ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN VÀ ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU CỦA TÀU BIỂN VIỆT NAM

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửađi năm 2010 (Công ước STCW) mà Việt Nam là thành viên;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ T chức cán bộ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận ti ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huluyện thuyviên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh     

1. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

2. Thông tư này áp dụng đối với tàu công vụ trong những trường hợp có quy định cụ thể tại Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng      

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, đào tạo, hun luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ         

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công ước STCW là Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửa đổi năm 2010.

2. Bộ luật STCW là Bộ luật kèm theo Công ước về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và các sửa đổi.

3. Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở tàu.

4. Sỹ quan là một thành viên trong thuyền bộ nhưng không phải thuyền trưng, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển.

5. Đại phó là sỹ quan boong kế cận thuyền trưởng và là người chỉ huy tàu trong trường hợp thuyền trưởng không còn đủ khả năng chỉ huy tàu.

6. Sỹ quan boong là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Chương IIcủa Công ước STCW.

7. Thủy thủ trực ca OS là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc II/4 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

8. Thủy thủ trực ca AB là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc II/4, Quy tắc II/5 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

9. Máy trưởng là sỹ quan máy cao cấp chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học của tàu và vận hành, bảo dưng các thiết bị điện và cơ khí của tàu.

10. Máy hai là sỹ quan máy kế cận máy trưởng, chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học của tàu và vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện, cơ khí của tàu trong trường hợp máy trưởng không còn đủ khả năng đảm nhiệm.

11. Sỹ quan máy là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/1, Quy tắc III/2 và Quy tắc III/3 của Công ước STCW.

12. Thợ máy trực ca Oiler là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/4 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

13. Thợ máy trực ca AB là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/4, Quy tắc III/5 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

14. Sỹ quan kỹ thuật điện là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/6 của Công ước STCW.

15. Thợ kỹ thuật điện là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/7 của Công ước STCW.

16. Sỹ quan vô tuyến điện GMDSS là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của các điều khoản của Chương IV của Công ước STCW.

17. Sỹ quan an ninh tàu biển là người làm việc trên tàu chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng, được công ty bổ nhiệm chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho tàu bao gồm cả việc thực hiện và duy trì kế hoạch an ninh tàu và liên lạc với sỹ quan an ninh của công ty và sỹ quan an ninh cảng.

18. Nhiệm vụ an ninh bao gồm tất cả công việc liên quan đến an ninh trên tàu được quy định tại Chương XI-2 của Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển năm 1974 sửa đổi (SOLAS 74 sửa đổi) và Bộ luật quốc tế về An ninh tàu biển và bến cảng (ISPS).

19. Tàu dầu là tàu biển được chế tạo hoặc hoán cải và sử dụng để chuyên chở xô dầu thô và các sản phẩm dầu.

20. Tàu hóa chất là tàu biển được chế tạo hoặc hoán cải và được sử dụng để chở xô các sản phẩm ở dạng lỏng được liệt kê tại Chương 17 của Bộ luật quốc tế về ch xô hóa chất (IBC Code).

21. Tàu khí hóa lỏng là tàu biển được chế tạo hoặc hoán cải và được sử dụng để chở xô chất khí hóa lỏng được quy định tại Chương 19 của Bộ luật quốc tế về chở xô khí hóa lỏng (IGC Code).

22. Tàu khách là tàu biển được quy định tại Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 sửa đổi (SOLAS 74 sửa đổi).

23. Tàu khách Ro-Ro là tàu khách với các khoang hàng Ro-Ro hoặc các khoang đặc biệt được quy định trong Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 sửa đổi (SOLAS 74 sửa đổi).

24. Hành trình gần bờ là hành trình của tàu biển có tổng dung tích dưới 500GT trong gii hạn bởi đất liền với các đường thẳng nối các điểm có tọa độ: 12°00N, 100°00E; 23°00’N, 100°00’E; 23°00’N, 114°20’E; 12°00’N, 114°00’E; 12°00’N, 116°00’E; 07°00’N, 116°00’E và 07°00’N, 102°30’E. Ngoài ra, hành trình của các tàu trong vùng nước thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và thềm lục địa của Việt Nam đều được xem là hành trình gần bờ.

25. Sổ ghi nhận huấn luyện là s cấp cho thuyền viên có trình độ đại học thực tập sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên, thực tập sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên hoặc cấp cho học viên thực tập sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên, thực tập sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; thuyền viên có trình độ cao đẳng trở lên thực tập sỹ quan kỹ thuật điện theo yêu cầu tại Bảng A-III/6 của Bộ luật STCW.

26. Thời gian thực tập là thời gian thuyền viên làm việc trên tàu theo chương trình huấn luyện phù hợp với quy định Công ước STCW.

27. Thời gian tập sự là thời gian thực tập chức danh trên hạng tàu tương ứng với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn dưới sự giám sát của một sỹ quan.

28. Thời gian đảm nhiệm chức danh là thời gian làm việc theo chức danh phù hợp với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được cấp.

29. Thời gian đi biển là thời gian thuyền viên, học viên làm việc, thực tập trên tàu biển.

30. Tháng là tháng theo dương lịch hoặc 30 ngày, cấu thành từ những khoảng thời gian nhỏ hơn một tháng.

31. Chức năng là một nhóm công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định tại Bộ luật STCW, cần thiết cho việc vận hành tàu, an toàn sinh mạng trên biển hoặc bảo vệ môi trường biển.

32. Công ty là chủ tàu hoặc bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào khác như người quản lý hoặc người thuê tàu trần mà họ nhận trách nhiệm đối với việc vận hành tàu từ chủ tàu và những người đồng ý đảm nhiệm tất cả các nhiệm vụ, trách nhiệm như vậy cho công ty theo các quy định đó.

33. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNKNCM) là chứng ch được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước STCW.

34. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ (sau đây viết tắt là GCNHLNV) là chng ch được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước STCW.

35. Giấy công nhận GCNKNCM là văn bản do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài đã có GCNKNCM được cấp theo quy đnh của Công ước STCW để làm việc trên tàu biển Việt Nam.

36. Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận là văn bản do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên đã được cơ sở huấn luyện cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện theo quy định tại Quy tắc IV/2, Quy tắc V/1-1, Quy tắc V/1-2 của Công ước STCW.

Chương II       

TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN

Điều 4. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên     

Thuyền trưng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/1, A-II/2, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau:

1. Hàng hải theo mức quản lý.

2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý.

3. Kim soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.

4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

Điều 5. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyền trưởng tàu dưới 50 GT

Thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyn trưởng tàu dưới 50 GT phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

1. Hàng hải theo mức quản lý.

2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý.

3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.

4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

Điều 6. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên      

Sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/1, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

1. Hàng hải theo mức vận hành

2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành.

3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.

4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

Điều 7. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ           

Sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

1. Hàng hải theo mức vận hành.

2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành.

3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.

4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

Điều 8. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca  

1. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca OS

Thủy thủ trực ca OS phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/4 của Bộ luật STCW về chức năng hàng hải theo mức trợ giúp.

2. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca AB

Thủy thủ trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/4 và Mục A-II/5 của Bộ luậtSTCW v các chức năng sau đây:

a) Hàng hải theo mức trợ giúp;

b) Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức trợ giúp;

c) Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp;

d) Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp.

Điều 9. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên          

Máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-III/1, A-III/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức quản lý.

2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý.

3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý.

4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.

Điều 10. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW và máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW  

Máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW và máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:

1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức quản lý.

2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý.

3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý.

4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.

Điều 11. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên         

Sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/1 và Mục A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành.

2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành.

3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.

4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.

Điều 12. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW       

Sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy đnh về các chức năng sau đây:

1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành.

2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành.

3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.

4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.

Điều 13. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca

1. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca Oiler:

Thợ máy trực ca Oiler phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/4 của Bộ luật STCW về chức năng kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp.

2. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca AB:

Thợ máy trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy đnh tại Mục A-III/4 và Mục A- III/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

a) Kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp;

b) Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức trợ giúp;

c) Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp;

d) Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp.

Điều 14. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan kỹ thuật điện   

Sỹ quan kỹ thuật điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/6 của Bộ luật STCW quy định về các chức năng sau đây:

1. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển theo mức vận hành.

2. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.

3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.

Điều 15. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ kỹ thuật điện          

Thợ kỹ thuật điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/7 của Bộ luật STCW quy định về các chức năng sau đây:

1. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển theo mức trợ giúp.

2. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp.

3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp.

Chương III

CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN

MỤC 1. CÁC LOẠI CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN

Điều 16. Phân loại chứng chỉ chuyên môn      

Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm các loại sau đây:

1. GCNKNCM.

2. GCNHLNV:

a) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (sau đây viết tắt là GCNHLNVCB);

b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt (sau đây viết tắt là GCNHLNVĐB);

c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNHLNVCM).

3. Mu chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.

Điều 17. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn       

1. GCNKNCM do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Thông tư này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW.

2. GCNKNCM có giá trị sử dụng là 05 năm, kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNKNCM tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 18. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản        

1. GCNHLNVCB do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản về kỹ thuật cứu sinh, phòng cháy, chữa cháy, sơ cứu y tế cơ bản, an toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội, nhận thức an ninh tàu biển phù hợp với quy định của Công ước STCW.

2. GCNHLNVCB có giá trị sử dụng là 05 năm, kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVCB tương ứng với tui lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 19. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt       

1. GCNHLNVĐB do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:

a) Cơ bản tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hóa lỏng;

b) Nâng cao tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hóa lỏng;

c) Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;

d) Huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách tàu khách và tàu khách Ro-Ro;

đ) Huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;

e) Quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách, và tàu khách Ro-Ro.

2. GCNHLNVĐB có giá trị sử dụng là 05 năm, kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVĐB tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 20. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn

1. GCNHLNVCM do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong nhng chương trình huấn luyện nghiệp vụ, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:

a) Quan sát và đồ giải Radar;

b) Thiết bị đồ giải rada tự động (ARPA);

c) Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS): hạng tổng quát (GOC), hạng hạn chế (ROC);

d) Chữa cháy nâng cao;

đ) Sơ cứu y tế;

e) Chăm sóc y tế;

g) Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn;

h) Xuồng cứu nạn cao tốc;

i) Thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể;

k) Sỹ quan an ninh tàu biển;

l) Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng lái;

m) Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng máy;

n) Tiếng Anh hàng hải;

o) Hải đồ điện tử;

p) Quản lý an toàn tàu biển;

q) Bếp trưởng, cấp dưng.

2. GCNHLNVCM có giá tr sử dụng là 05 năm, kể t ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVCM tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.

MỤC 2. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN          

Điều 21. Điều kiện chung        

1. Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.

2. Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc kỹ thuật điện tàu biển tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải hoặc tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Các trường hợp sau đây phải bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này ở các trường khác;

b) Tốt nghiệp chuyên ngành cùng nhóm ngành quy định tại khoản 2 Điều này tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;

c) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa, máy phương tiện thủy nội địa hoặc kỹ thuật điện phương tiện thủy nội địa tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa.

4. Có đủ điều kiện về chuyên môn và thời gian đảm nhiệm chức danh tương ứng với từng chức danh quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 và 39 của Thông tư này.

Điều 22. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên          

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 3;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

d) Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên.

2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;

b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 12 tháng.

Điều 23. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT           

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

d) Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.

2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;

b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng.

Điều 24. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ        

Thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gn bờ phải có GCNKNCM của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên.

Điều 25. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ       

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên;

b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn do Bộ trưng Bộ Giao thông vận tải quy định.

2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng;

b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng.

Điều 26. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu dưới 50 GT

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp trung học cơ sở;

b) Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành điều khiển tàu biển và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp thì chỉ cần đạt kết quả thi.

2. Điều kiện thời gian đi biển: có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.

Điều 27. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên hoặc tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;

c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian thực tập được ghi nhận trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-II/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 500 GT trở lên, trong đó có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca;

b) Trường hợp đã làm sỹ quan boong trên tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu từ 500 GT trở lên.

Điều 28. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ       

Sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ phải có GCNKNCM của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên theo quy định tại Điều 27 của Thông tư này.

Điều 29. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên;

b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;

c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 50 GT trở lên.

Điều 30. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên       

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưng Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 3;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Giao thông vận tải quy định;

d) Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên.

2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên tối thiểu 24 tháng;

b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính t 750 kW đến dưới 3000 kW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên tối thiểu 12 tháng.

Điều 31. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW   

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

d) Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW.

2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên tối thiểu 24 tháng;

b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kWđến dưới 3000 kW tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW tối thiểu 12 tháng.

Điều 32. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW      

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên;

b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy đnh.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kWđến dưới 750 kW tối thiểu 24 tháng;

b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kWđến dưới 750 kW tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW tối thiểu 36 tháng.

Điều 33. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW      

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp trung học cơ sở;

b) Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành khai thác máy tàu bin và đạt kết quả thi do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp đã tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp nghề thì chỉ cần đạt kết quả thi.

2. Điều kiện thời gian đi biển: có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.

Điều 34. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên 

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng trở lên hoặc tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành khai thác máy tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 tr lên;

c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kw trở lên.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian thực tập được ghi trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-III/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên trong đó phải có ít nhất 06 tháng đm nhiệm chức danh thợ máy trực ca;

b) Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu có tng công suất máy chính từ 750 kW trở lên.

Điều 35. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW         

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên.

b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;

c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW trở lên.

Điều 36. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca        

1. Thủy thủ trực ca OS:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành các học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

c) Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thủy thủ 02 tháng.

2. Thủy thủ trực ca AB:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

c) Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thủy thủ trực ca AB 12 tháng.

Điều 37. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca Oiler           

1. Thợ máy:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành các học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hi ngành khai thác máy tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành máy tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

c) Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca Oiler 02 tháng.

2. Thợ máy trực ca AB:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

c) Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca AB 12 tháng.

Điều 38. Điền kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện           

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ cao đẳng trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan kỹ thuật điện tàu biển.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian thực tập được ghi trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cu tại Bảng A-III/6 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.

Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ kỹ thuật điện      

1. Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ sơ cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

2. Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.

3. Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ kỹ thuật điện 03 tháng.

MỤC 3. TỔ CHỨC THI SỸ QUAN          

Điều 40. Hội đồng thi sỹ quan 

1. Hội đồng thi sỹ quan (sau đây viết tắt là Hội đồng thi) do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thành lập, gồm từ 05 đến 07 thành viên: Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam; các ủy viên là đại diện của một số phòng chức năng có liên quan của Cục Hàng hải Việt Nam, thủ trưởng cơ sở đào tạo, hun luyện.

2. Hội đồng thi có nhiệm vụ:

a) Tham mưu để Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định: danh sách thí sinh; thành lập Ban Giám khảo kỳ thi sỹ quan (sau đây viết tt là Ban Giám khảo) để tổ chức coi thi và chấm thi; lựa chọn đề thi cho từng hạng chức danh; công nhận kết quả kỳ thi;

b) Tổ chức, kiểm tra, giám sát điều hành các kỳ thi;

c) Tổng hợp báo cáo kết quả kỳ thi;

d) Xử lý các vi phạm quy chế thi.

Điều 41. Ban Giám khảo          

1. Ban Giám khảo do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thành lập trên cơ sở đề ngh của Chủ tịch Hội đồng thi.

2. Số lượng thành viên Ban Giám khảo tùy thuộc vào số lượng thí sinh dự thi nhưng tối thiểu phải có 03 thành viên, trong đó ít nhất 1/3 số lượng thành viên giám khảo không tham gia trực tiếp giảng dạy. Thành viên Ban Giám khảo là thuyền trưng, máy trưởng, chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải, lĩnh vực quản lý, nhà giáo có nghiệp vụ sư phạm, năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tương ứng với tnh độ và khả năng chuyên môn theo yêu cầu của mỗi khóa thi.

3. Nhiệm vụ của Ban Giám khảo:

a) Hỏi thi, chấm thi nghiêm túc, công minh, chính xác, đánh, giá đúng trình độ của thí sinh;

b) Phát hiện sai sót trong đề thi, đề nghị Hội đồng thi điều chỉnh kịp thời;

c) Phát hiện, kiến nghị Chủ tịch Hội đồng thi kịp thời xử lý những hiện tượng tiêu cực trong kỳ thi.

MỤC 4. ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN          

Điều 42. Huấn luyện viên chính           

1. Huấn luyện viên chính là những người được đào tạo về nghiệp vụ hun luyện theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính.

2. Huấn luyện viên chính phải có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và chứng chỉ huấn luyện phù hợp với khóa học tương ứng; trường hợp trong khóa học có sử dụng mô phỏng thì phải có chứng chỉ phù hợp với chương trình mô phỏng mà mình giảng dạy.

3. Huấn luyện viên chính hoặc người có Chứng chỉ huấn luyện viên do nước ngoài cấp phù hợp với Công ước STCW 1978 sửa đi 2010 mới được cử làm nhiệm vụ huấn luyện cho các khóa học tương ứng; huấn luyện thuyền viên, ghi sổ huấn luyện thực tập trên tàu biển.

Điều 43. Huấn luyện nghiệp vụ cơ bản

1. Học viên tốt nghiệp cơ sở đào tạo, huấn luyện chuyên ngành hàng hải thì được cơ sở đó cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.

2. Trường hợp thuyền viên chưa qua huấn luyện nghiệp vụ cơ bản thì phải hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản theo quy định và được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp giấy chứng nhận.

Điều 44. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt

1. Huấn luyện nghiệp vụ đc biệt được áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tàu dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, tàu khách và tàu khách Ro-Ro.

2. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyn viên làm việc trên tàu du, tàu chở hóa chất, tàu ch khí hóa lỏng bao gồm huấn luyện nghiệp vụ cơ bản và huấn luyện nghiệp vụ nâng cao.

3 . Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro bao gồm huấn luyện nghiệp vụ an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách; huấn luyện nghiệp vụ an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu; quản lý đám đông và quản lý khủng hoảng.

4. Đối với tàu dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ làm quen được cấp cho thuyn viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ làm quen.

5. Đối với tàu dầu, tàu hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nâng cao được cấp cho thuyn trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai, sỹ quan và các thuyn viên khác chịu trách nhiệm về xếp dỡ và chăm sóc hàng hóa đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ nâng cao.

6. Đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro, GCNHLNVĐB được cấp cho cá nhân hoàn thành một hoặc tất cả những nội dung huấn luyện sau đây:

a) Thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan và thuyền viên khác được giao nhiệm vụ giúp đỡ hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình hun luyện nghiệp vụ về quản lý đám đông;

b) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khác chịu trách nhiệm về việc lên xuống tàu của hành khách, bốc dỡ, chằng buộc hàng hóa, đóng mở cửa bên mạn, phía mũi, sau lái tàu đã hoàn thành, chương trình hun luyện nghiệp vụ về an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu;

c) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khác chịu trách nhiệm về an toàn của hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về quản lý khủng hoảng, ứng xử trong tình huống khẩn cấp;

d) Thuyền viên trực tiếp phục vụ hành khách trong khu vực hành khách đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về an toàn.

Điều 45. Huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn   

1. Quan sát và đồ giải Radar: Giấy chng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quan sát và đồ giải Radar được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện về quan sát và đồ giải Radar.

2. ARPA: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về ARPA được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện về ARPA.

3. GMDSS:

a) Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng tổng quát (GOC) được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong làm việc trên tàu có trang bị GMDSS hoạt động trong vùng A2, A3, A4 đã hoàn thành khóa huấn luyện khai thác viên hệ GMDSS hạng tổng quát;

b) Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng hạn chế (ROC) được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong làm việc trên tàu có trang bị GMDSS hoạt động trong vùng A1 đã hoàn thành khóa huấn luyện khai thác viên hệ GMDSS hạng hạn chế.

4. Hải đồ điện tử (ECDIS): Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về Hải đồ điện tử được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện về hải đồ điện tử.

5. Quản lý nguồn lực buồng lái: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quản lý nguồn lực buồng lái được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện về quản lý nguồn lực buồng lái.

6. Quản lý nguồn lực buồng máy: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quản lý nguồn lực buồng máy được cấp cho máy trưng, máy hai và sỹ quan máy đã hoàn thành khóa huấn luyện về quản lý nguồn lực buồng máy.

7. Nhận thức an ninh tàu biển: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về nhận thức an ninh tàu biển được cấp cho thuyền viên hoàn thành khóa huấn luyện nhận thức an ninh tàu biển.

8. Thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể được cấp cho thuyền viên hoàn thành khóa huấn luyện đối với thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể.

9. Sỹ quan an ninh tàu biển: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về sỹ quan an ninh tàu biển được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện về sỹ quan an ninh tàu biển.

10. Chữa cháy nâng cao: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về chữa cháy nâng cao được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện về chữa cháy nâng cao.

11. Sơ cứu y tế: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về sơ cứu y tế được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện về sơ cứu y tế.

12. Chăm sóc y tế: Giấy chng nhận huấn luyện nghiệp vụ về chăm sóc y tế được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế trên tàu đã hoàn thành chương trình huấn luyện về chăm sóc y tế.

13. Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về bè cứu sinh, xuồng cứu nạn được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy, thủy thủ, thợ máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện về bè cứu sinh, xuồng cứu nạn.

14. Xuồng cứu nạn cao tốc: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về xuồng cứu nạn cao tốc được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy, thủy thủ trưởng, thợ máy làm việc trên tàu có trang bị xuồng cứu nạn cao tốc đã hoàn thành chương trình huấn luyện về xuồng cứu nạn cao tốc.

Thuyền viên muốn được huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về xuồng cứu nạn cao tốc phải có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bè cứu sinh và xuồng cứu nạn.

15. Quản lý an toàn tàu biển: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quản lý an toàn tàu biển được cấp cho thuyền viên hoàn thành khóa huấn luyện về quản lý an toàn tàu biển.

16. Tiếng Anh hàng hải: Giấy chứng nhận tiếng Anh hàng hải được cấp cho thuyền viên đã hoàn thành, khóa huấn luyện về tiếng Anh hàng hải.

17. Bếp trưởng và cấp dưỡng: Giấy chng nhận huấn luyện nghiệp vụ về bếp trưởng, cấp dưỡng được cấp cho thuyền viên hoàn thành khóa huấn luyện về bếp trưởng, cấp dưỡng.

Điều 46. Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên         

Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, giảng viên theo quy định của Chính phủ.

Điều 47. Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên          

1. Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải bao gồm:

a) Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn để cấp GCNHLNV;

b) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để cấp GCNKNCM.

2. Căn cứ quy định tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tại Chương II, Chương IIIcủa Thông tư này và Chương trình mẫu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO Model Course), các cơ sở đào tạo, huấn luyện xây dựng Chương trình đào tạo, huấn luyện trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

3. Căn cứ chương trình đào tạo, huấn luyện đã được ban hành, các cơ sở đào tạo, huấn luyện xây dựng, phê duyệt chương trình chi tiết, giáo trình, tài liệu giảng dạy.

MỤC 5. CẤP, CẤP LẠI, CÔNG NHẬN, XÁC NHẬN GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN, GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ       

Điều 48. Cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn           

1. Đối tượng cấp là thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.

2. Tổ chc, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề ngh công nhận GCNKNCM trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;

b) Bản sao GCNKNCM;

c) 02 ảnh màu, cỡ 3 cm x 4 cm, kiểu chứng minh nhân dân, chụp trong vòng 06 tháng gn nhất.

3. Cục Hàng hải Việt Nam nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định:

a) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;

c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy công nhận GCNKNCM theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Phí và lệ phí: phí, lệ phí cấp Giấy công nhận GCNKNCM thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 49. Cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện    

1. Đối tượng cấp là thuyền viên đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện theo quy định của Thông tư này và Công ước STCW.

2. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề ngh cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực cathợ kỹ thuật điện trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục III hoặc văn bản đề nghị của trưng, tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu: Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc Quyết định tốt nghiệp; Giấy chứng nhận học bồi dưỡng, nâng cao (nếu có); Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bn;

c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;

d) 02 ảnh màu, cỡ 3 cm x 4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất;

đ) Giấy xác nhận thời gian tập sự trực ca (đối với trường hợp học bồi dưỡng, nâng cao hoặc ch có trình độ sơ cấp nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục số XV của Thông tư này.

e) Đối với trường hợp đề nghị cấp GCNKNCM thủy thủ AB; thợ máy AB khi đã có GCNKNCM thủy thủ OS, thợ máy Oiler nộp: các thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, c, d khoản này và Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu Sổ thuyền viên.

3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào s và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định:

a) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hảng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;

c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Phí và lệ phí: phí, lệ phí cấp GCNKNCM thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 50. Cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận           

1. Thuyền viên Việt Nam đã được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng tổng quát (GOC), Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng hạn chế (ROC) và Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ trên tàu chở dầu, tàu hóa chất hoặc khí ga hóa lỏng được Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận.

2. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hảng hải Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục V hoặc văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục VI của Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu: Giấy chứng nhận GOC, ROC, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ trên tàu chở dầu, tàu hóa chất hoặc khí ga hóa lỏng;

c) 02 ảnh màu, cỡ 3 cm x 4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất.

3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phn, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định.

a) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;

c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Phí và lệ phí: phí, lệ phí xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận GOC, ROC, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ trên tàu chở dầu, tàu hóa chất hoặc khí ga hóa lỏng thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 51. Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính

1. Đối tượng cấp là các huấn luyện viên, thuyền viên đáp ứng điều kiện theo được quy định của Thông tư này và Công ước STCW.

2. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính của huấn luyện viên theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này hoặc văn bản đề nghị của trường, cơ sở huấn luyện theo mẫu quy định tại Phụ lục VIIIcủa Thông tư này;

b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu xác nhận hoàn thành khóa huấn luyện hoặc quyết định tốt nghiệp khóa huấn luyện dành cho huấn luyện viên chính;

c) 02 ảnh màu, cỡ 3 cm x 4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất.

3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phn, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định.

a) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định.

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Phí và lệ phí: phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 52. Cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính

1. Đối tượng cấp là thuyền viên có GCNKNCM, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy công nhận GCNKNCM, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính bị mất, hỏng, sai thông tin hoặc hết thời hạn sử dụng thìđược cấp lại. Đối với GCNKNCM hết thời hạn sử dụng phải đáp ứng điều kiện thuyền viên đã đảm nhiệm chức danh phù hợp với GCNKNCM được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 05 năm tính từ ngày đề nghị cấp lại; trường hợp không đảm bảo đủ thời gian này thì phải tập sự 03 tháng theo chức danh của GCNKNCM trong 06 tháng ngay trước khi đề nghị cấp lại.

2. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại GCN trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:

a) Bản chính giấy chứng nhận, giấy xác nhận, giấy công nhận đối với các trường hợp hết hạn, sai thông tin hoặc bị hư hỏng (trường hợp thuyền viên đi công tác xa không thể nộp bản chính GCNKNCM hết hạn sử dụng, phải nộp trong vòng 07 ngày kể từ ngày thuyền viên trở về Việt Nam);

b) Giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đi với trường hợp sai thông tin;

c) 02 ảnh màu, cỡ 3 cm x 4 cm, kiểu chứng minh nhân dân, chụp trong vòng 06 tháng gần nhất;

d) Bản sao có chứng thực hoặc bản chính Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế (trường hợp cấp lại GCNKNCM);

đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản chính sổ thuyền viên (trường hợp cấp lại GCNKNCM).

3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định

a) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định.

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp lại Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Phí và lệ phí: phí, lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 53. Thủ tục mở khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng

1. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ của mỗi học viên tham dự khóa đào tạo khóa bi dưỡng nghiệp vụ; dự thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến cơ sở đào tạo, huấn luyện. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XI của Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải, Giấy chứng nhận đào tạo nâng cao (nếu có);

c) Bn sao Giấy chng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ tiếng Anh hàng hải;

d) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;

đ) Bản khai thời gian đi biển (không cần xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên) theo mẫu quy định tại Phụ lục XII của Thông tư này;

e) Bản sao có chứng thực Sổ thuyền viên;

g) 02 ảnh màu, cỡ 3 cm x 4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất.

2. Cơ s đào tạo, huấn luyện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đúng quy định, cơ sở đào tạo, huấn luyện hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở đào tạo, huấn luyện nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo, huấn luyện về việc xét duyệt danh sách học viên tham dự khóa đào tạo nâng cao, khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan; thuyền trưởng, máy trưởng theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII của Thông tư này;

b) 01 bộ hồ sơ của học viên (gửi kèm).

4. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, duyệt hồ sơ và ra quyết định công nhận danh sách người có đủ điều kiện dự khóa đào tạo, huấn luyện, dự thi trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơtheo quy định, trường hợp không đ điều kiện phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Căn cứ báo cáo kết quả kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng của Hội đồng thi sỹ quan, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định công nhận kết quả kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng và cấp GCNKNCM.

Điều 54. Thu hồi chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên

Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên bị thu hồi trong trường hợp thuyền viên giả mạo giấy tờ hồ sơ hoặc tẩy xóa, giả mạo, mua bán, cho thuê, cho mượn chứng chỉ chuyên môn. Cấp có thẩm quyền cấp, cấp lại chứng chỉ chuyên môn thì có trách nhiệm thu hồi.

Chương IV

ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU TÀU BIỂN

Điều 55. Khung định biên an toàn tối thiểu

1. Quy định chung đối với tàu biển Việt Nam

a) Đnh biên an toàn tối thiểu bộ phận boong theo tổng dung tích (GT):

Chức danh

ới 50 GT

Từ 50 GT đến dưới 500 GT

Từ 500 GTđến dưới 3000 GT

Từ 3000 GT trở lên

Thuyền trưởng

01

01

01

01

Đại phó

 

01

01

01

Sỹ quan boong

 

 

01

02

Sỹ quan vô tuyến điện GMDSS (*)

 

 

01

01

Thủy thủ trực ca AB

01

01

02

02

Tổng cộng

02

03

06

07

(*) Trường hợp sỹ quan boong có chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đảm nhiệm nhiệm vụ khai thác thiết bị vô tuyến điện GMDSS trên tàu thì không phải bố trí chức danh Sỹ quan vô tuyến điện GMDSS.

b) Định biên an toàn tối thiểu bộ phận máy theo tổng công suất máy chính (kW):

Chức danh

Dưới 75 kW

Từ 75 kW đến dưới 750 kW

Từ 750 kW đến dưới 3000 kW

Từ 3000 kW trở lên

Máy trưởng

01

01

01

01

Máy hai

 

 

01

01

Sỹ quan máy

 

01

01

01

Thợ máy trực ca AB

 

01

02

03

Tổng cộng

01

03

05

06

2. Đối với tàu có thiết bị điện phức tạp, đa dạng thì chủ tàu có thể bố trí sỹ quan kỹ thuật điện, thợ kỹ thuật điện.

3. Đối với một số trường hợp đặc biệt (tàu biển có tuyến hoạt động ngắn, mức tự động hóa cao...), căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, mức độ tự động hóa và vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu của tàu phù hợp với thực tế sử dụng, khai thác tàu.

4. Đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro, căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, số lượng hành khách, vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu nhưng phải bố trí thêm ít nhất 01 thuyền viên phụ trách hành khách so với quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Đối với tàu công vụ, căn cứ vào cỡ tàu, đặc tính kỹ thuật và vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu.

6. Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV của Thông tư này.

Điều 56. Bố trí thuyền viên trên tàu biển Việt Nam

1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 59 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

2. Việc bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Phải có GCNKNCM, GCNHLNV phù hợp với chức danh mà thuyền viên đó đảm nhiệm;

b) Thuyền viên được bố trí làm việc trên tàu dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, tàu khách, tàu khách Ro-Ro thì ngoài GCNKNCM và các GCNHLNV cần phải có khi làm việc trên tàu biển thông thường, còn phải có GCNHLNV tương ng với từng chức danh trên loại tàu đó.

3. Nguyên tắc bố trí chức danh trong một số trường hợp đặc biệt:

a) Đối với việc bố trí chức danh thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong, sỹ quan máy làm việc trên tàu lai dắt, tàu công trình, tàu tìm kiếm cứu nạn và các tàu công vụ khác thì Cục Hàng hải Việt Nam căn cứ c tàu, đặc tính kỹ thuật và vùng hoạt động của tàu hướng dẫn Cơ quan đăng ký tàu biển thực hiện;

b) Trong trường hợp tàu đang hành trình trên biển mà thuyền trưởng, máy trưởng không còn khả năng đảm nhiệm chức năng, chủ tàu, người khai thác tàu có thể bố trí đại phó, máy hai thay thế thuyền trưng hoặc máy trưởng để có thể tiếp tục chuyến đi nhưng chỉ đến cảng ti đầu tiên;

c) Thuyền trưởng tàu khách phải có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của tàu không phải là tàu khách cùng hạng tối thiểu 24 tháng hoặc đã đảm nhiệm chức danh đại phó tàu khách tối thiểu 24 tháng.

Chương V

THỰC TẬP TRÊN TÀU BIỂN

Điều 57. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên

1. Các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên phải xây dựng kế hoạch cho học viên thực tập trên tàu biển theo yêu cầu của chương trình đào tạo.

2. Các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên nếu không có tàu huấn luyện thì phải liên doanh, liên kết với các cơ sở đào tạo, huấn luyện khác hoặc các chủ tàu để có tàu phục vụ huấn luyện.

3. Liên hệ với các chủ tàu để tiếp nhận học viên thực tập trên tàu biển theo yêu cầu của chương trình đào tạo.

Điều 58. Trách nhiệm của chủ tàu đối với việc tiếp nhận học viên thực tập trên tàu biển

1. Cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng, tuyển dụng thuyền viên hằng năm cho cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải.

2. Tổ chức đt hàng với cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên để đào tạo, tuyển dng vào làm việc tại doanh nghiệp.

3. Tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, huấn luyện; tổ chức hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả thực tập của học viên tại doanh nghiệp; tiếp nhận học viên, giảng viên, huấn luyện viên đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao trình độ thông qua hợp đồng với cơ sở đào tạo, huấn luyện.

4. Tiếp nhận, bố trí nơi ăn, ở, tạo điều kiện cho học viên, giảng viên, huấn luyện viên thực tập trên tàu biển. Trả tiền lương, tiền công cho học viên, giảng viên, huấn luyện viên trực tiếp hoặc tham gia làm việc trên tàu trong thời gian đào tạo, thực tập trên tàu theo mức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Điều 59. Trách nhiệm của thuyền trưởng, máy trưởng và sỹ quan hàng hải đối với học viên thực tập trên tàu biển

1. Chủ tàu phân công thuyền trưởng, máy trưởng và sĩ quan hàng hải đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn cho học viên, giảng viên, huấn luyện viên thực tập trên tàu.

2. Thuyền trưởng, máy trưởng và sĩ quan hàng hải có trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện, xác nhận, đánh giá các nội dung, kết quả thực tập của học viên thực tập trên tàu biển theo tiến trình thực tập.

3. Thuyền trưởng, máy trưởng có trách nhiệm xác nhận thời gian xuống, rời tàu của học viên thực tập trên tàu biển trong Sổ thuyền viên và chịu trách nhiệm về việc xác nhận của mình.

Điều 60. Trách nhiệm của học viên thực tập trên tàu biển

1. Học viên thực tập trên tàu biển phải có Sổ thuyền viên và chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với loại tàu thực tập.

2. Học viên thực tập phải tuân thủ nội quy, quy chế của chủ tàu, thực hiện các công việc theo sự hướng dẫn của thuyền trưởng, máy trưởng, sỹ quan hàng hải, giảng viên và huấn luyện viên.

3. Chế độ và quyền lợi của học viên thực tập trên tàu biển làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 61. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

2. Bãi bỏ các Thông tư sau:

a) Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng ch chuyên môn của thuyền viên và đnh biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam;

b) Thông tư số 51/2013/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam;

c) Thông tư số 52/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

Điều 62. Tổ chức thực hiện

1. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
Như Điều 62;
-
 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản; Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, TCCB (Nđt).

BỘ TRƯỞNG




Trương Quang Nghĩa

 


PHỤ LỤC I

MẪU CÁC CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư s
 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Mẫu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

1.1. Mu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (mặt ngoài):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN
KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

CERTIFICATE OF COMPETENCY

CẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN HUẤN LUYỆN, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA ĐỐI VỚI THUYỀN VIÊN 1978, SỬA ĐỔI 2010

 

ISSUED UNDER THE PROVISIONS OF THE INTERNATIONAL CONVENTION ON STANDARDS OF TRAINING, CERTIFICATION AND WATCHKEEPING FOR SEAFARERS 1978, AS AMENDED IN 2010

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIET NAM MARITIME ADMINISTRATION

 

1.2. Mu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (mặt trong):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

Thừa ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Vit Nam
By authorization of the Government of the SocialisRepublic of Viet Nam

Cục Hàng hi Vit Nam chứng nhận………………
the Viet Nam Maritime Administration hereby certifies that

Ngày sinh của người được cấp giy chng nhận: ……………
Date of birth of the holder o/the certificate

Có đủ kh năng chuyên môn phù hợp với các điều khoản của quy tc: …………..
Has been found duly qualified in accordance with the provisions of regulation

Của Công ước nói trên, đã sửa đi và có đủ khnăng đảm nhiệm các nhiệm vụ sau theo trình độ quy định vi nhng hn chế đã nêu cho đến: ………………
O
the Convention, as amended, and has beenfound competent to perform the following functionsat the levels specified, subject to any limitations indicated until

CHỨC NĂNG

FUNCTION

MỨC TRÁCH NHIỆM

LEVEL

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người giữ hợp pháp giy chứng nhận này có thđảm nhiệm chc danh hoặc các chc danh sau đã được nêu trong các yêu cu định biên an toàn hiện hành của chính quyn:

The lawful holder of this certificate may serve in the following capacity or capacities specified in the applicable safe manning requirements of the Administration:

CHỨC DANH

CAPACITY

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

 

Giấy chứng nhận s……………
Certificate No.

Cp ngày: ………………………..
issued on

 

Ảnh

3 cm x 4 cm

……………………………….………
Chữ ký người được ủy quyền
Signature of duly authorized official

……………………………..
Tên người được ủy quyền
Name of duly authorized official

Ảnh của người được cp giấy chứng nhận 
Photograph of the holder of the certificate

Chữ ký của người được cp giấy chng nhận: …………..
Signature of the holder of the certificate

Khi phục vụ trên tàu, bn gốc giy chng này phi luôn sẵn có theo Quy tI/2 khoản 11 của Công ước
The o
riginal of this certificate must be kept available in accordance with regulation I/2 paragraph 11 of the Convention while serving on a ship

 

2. Mẫu Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

2.1. Mu Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (mặt ngoài):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CÔNG NHẬN
GIẤY CHỨNG NHẬN 
KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

CERTIFICATE OF ENDORSEMENT ATTESTING THE RECOGNITION OF THE CERTIFICATE OF COMPETENCY

CẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN HUẤN LUYỆN, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA ĐỐI VỚI THUYỀN VIÊN 1978, SỬA ĐỔI 2010

ISSUED UNDER THE PROVISIONS OF THE INTERNATIONAL CONVENTION ON STANDARDS OF TRAINING, CERTIFICATION AND WATCHKEEPING FOR SEAFARERS 1978, AS AMENDED IN 2010

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIET NAM MARITIME ADMINISTRATION

 

2.2. Mu Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (mặt trong):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

Thừa ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam
By authorization of the Government of the Socialist Republic of Viet Nam

Cục Hàng hi Vit Nam công nhận rằng Giấy chứng nhận số……..
T
he Viet Nam Maritime Administration hereby certifies that

được cấp cho: ……………………………………………………………..
issued to

Ngày sinh của người được cấp giy chng nhận: ……………
Date of birth of the holder othe certificate

bởi hoặc đại diện của Chính phủ: …………………………………..
by or on beha
lf of the Government of

được công nhận phù hợp với các điều khoản của quy tI/I0 của Công ước nói trên, đã sửa đổi, và người cm giy hợp pháp này được phép thực hin các nhiệm vụ sau theo trình đ quy đnh với những hạn chế đã nêu cho đến: …..
is duly recognized in accordance with the provisions ofI/I0 of the above Convention, as amended, and the lawful holder is authorized to perform the followingfunction, at the levels specified, subject to any limitationindicated until

CHỨC NĂNG

FUNCTION

MỨC TRÁCH NHIỆM

LEVEL

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người giữ hợp pháp gicông nhận này có th đảm nhiệm chc danh hoặc các chc danh sau đã được nêu trong các yêu cu định biên an toàn hiện hành của chính quyn:

The lawful holder of this endorsement may serve in the following capacity or capacitiesspecified in the applicable safe manning requirements of the Administration:

CHỨC DANH

CAPACITY

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

Giấy xác nhận s……………
Endorsement No.

Cp ngày: ………………………..
I
ssued on

 

Ảnh

3 cm x 4 cm

……………………………….………
Chữ ký người được ủy quyền
Signature of duly authorized official

……………………………..
Tên người được ủy quyền
Name of duly authorized official

Ảnh của người được cp giấy chứng nhận 
Photograph of the holder of the certificate

Chữ ký của người được cp giấy chng nhận: …………..
Signature of the holder of the certificate

Khi phục vụ trên tàu bn gốc giy công nhậnnày phi luôn sẵn có theo Quy tI/2 khoản 11 của Công ước
The o
riginal of this endorsement must be kept available in accordance with regulation I/2 paragraph 11 of the Convention while serving on a ship

 

3. Mẫu Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận

3.1. Mu Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận (mặt ngoài):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY XÁC NHẬN
VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

ENDORSEMENT CERTIFICATE ATTESTING THE ISSUANCE OF THE CERTIFICATE

CẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN HUẤN LUYỆN, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA ĐỐI VỚI THUYỀN VIÊN 1978, SỬA ĐỔI 2010

ISSUED UNDER THE PROVISIONS OF THE INTERNATIONAL CONVENTION ON STANDARDS OF TRAINING, CERTIFICATION AND WATCHKEEPING FOR SEAFARERS 1978, AS AMENDED IN 2010

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIET NAM MARITIME ADMINISTRATION

 

3.2. Mu Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận (mặt trong):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

Thừa ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam
By authorization of the Government of the Socialist Republic of Viet Nam

Cục Hàng hi Vit Nam xác nhận rằng Giấy chứng nhận số……..
T
he Viet Nam Maritime Administration hereby certifies that

được cấp cho: ……………………………………………………………..
issued to

Ngày sinh của người được cấp giy chng nhận: ……………
Date of birth of the holder othe certificate

Có đủ kh năng chuyên môn phù hợp với các điều khoản của quy tc: ………..

Who has been found duly qualified in accordance with the provisions of regulation

Của Công ước nói trên, đã sửa đổi và có đủ khả năng đảm nhiệm các nhiệm vụ sau theo trình độ quy định với những hạn chế đã nêu cho đến: ………………..

Of the Convention, as amended, and has been found competent to perform the following functions at the levels specified, subject to any limitation indicated until

CHỨC NĂNG

FUNCTION

MỨC TRÁCH NHIỆM

LEVEL

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người giữ hợp pháp gixác nhận này có th đảm nhiệm chc danh hoặc các chc danh sau đã được nêu trong các yêu cu định biên an toàn hiện hành của chính quyn:

The lawful holder of this endorsement may serve in the following capacity or capacitiesspecified in the applicable safe manning requirements of the Administration:

CHỨC DANH

CAPACITY

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

Giấy xác nhận s……………
Endorsement No.

Cp ngày: ………………………..
I
ssued on

 

Ảnh

3 cm x 4 cm

……………………………….………
Chữ ký người được ủy quyền
Signature of duly authorized official

……………………………..
Tên người được ủy quyền
Name of duly authorized official

Ảnh của người được cp giấy chứng nhận 
Photograph of the holder of the certificate

Chữ ký của người được cp giấy chng nhận: …………..
Signature of the holder of the certificate

Khi phục vụ trên tàu bn gốc gixác nhận này phi luôn sẵn có theo Quy tI/2 khoản 11 của Công ước
The o
riginal of this endorsement must be kept available in accordance with regulation I/2 paragraph 11 of the Convention while serving on a ship

 

4. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính

4.1. Mu Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính (mặt ngoài):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN
HUẤN LUYỆN VIÊN CHÍNH

CERTIFICATE OF INSTRUCTOR

CẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN HUẤN LUYỆN, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA ĐỐI VỚI THUYỀN VIÊN 1978, SỬA ĐỔI 2010

ISSUED UNDER THE PROVISIONS OF THE INTERNATIONAL CONVENTION ON STANDARDS OF TRAINING, CERTIFICATION AND WATCHKEEPING FOR SEAFARERS 1978, AS AMENDED IN 2010

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIET NAM MARITIME ADMINISTRATION

 

4.2. Mu Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính (mặt trong):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN VIÊN CHÍNH

Cấp theo quy định của Công ước quốc tế v Tiêu chuẩn huấn luyn, Cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với thuyền viên 1978, sửa đổi 2010

CERTIFICATE OF INSTRUCTOR

Issued under the provisions of the International Convention on Standards of training, Certification and watchkeeping for seafarers, 1978, as amended in 2010

 

 

Ảnh 3 cm x 4 cm

 

 

 

Chữ ký người được cp giy chng nhận:……………..

Signature of the holder of the certificate

 

 

Thừa ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam
By au
thorization othe Government of the Socialist Republic of Viet Nam, the Viet Nam Maritime Administration hereby

Chứng nhận: ……………………………………………………..
Certifies 
that

Ngày sinh: ………………………………………………………….
Date obirth

Đã hoàn thành và thi đạt yêu cầu của khóa huấn luyện viên chính theo đúng quy định của Quy tắc…………. Công ước nói trên đã sửa đổi
Has c
ompleted and successfully passed the exam of the training course in instructor Under the provision of the Reg……… of the above Convention, as amended

Giấy chng nhận số ……………..
Certificate No.

Cp ngày…………………….. 
Iss
ued on

 

 

………………………………….
Chữ ký người được ủy quyền
Signature of duly authorizeofficial

 

 

……………………………
Tên người được ủy quyền
Name of duly authorized official

 

 

 

 

 

5. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản

5.1. Mu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (mặt ngoài)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

GHI CHÚ (REMARKS)

1. Nội dung của khóa huấn luyện này dựa trên Giáo trình chuẩn

The syllabus of this training course was based on IMO Model Course(s)

……………..….. ca IMO và được tổ chức t ngày …………………

                                         and hel               from

đến ngày ………………………………………tại: …………………….

to                                                                    at

……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………….

2. Giấy chứng nhận này được cấp theo đ nghị tại văn bản số

This certificate has been issued upon the proposal stated in the document

………. ngày …..tháng ………năm …….……….của Hiệu trưởng

No        dated                                                        of the Rector

(Giám đốc) Trường/Trung tâm huấn luyện nói trên.

(the Director) af the above Maritime University/School/Training center

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN 
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CƠ BẢN

Cấp theo quy định của công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với thuyền viên 1978, sửa đổi 2010

CERTIFICATE OF PROFICIENCY IN BASIC TRAINING

Issued under the provisions of the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers 1978, as amended in 2010

 

 

5.2. Mu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (mặt trong)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN 
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CƠ BẢN

Cấp theo quy định của Công ước quốc tế v Tiêu chuẩn huấn luyn, Cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với thuyền viên 1978, sửa đổi 2010

CERTIFICATE OF PROFICIENCY IN BASIC TRAINING

Issued under the provisions of the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers 1978, as amended in 2010

 

Ảnh 
3 cm x 4 cm

 

 

Chữ ký người được cp:……………..
H
older’s Signature

 

 

Trưng/Trung tâm 
The

chng nhận ……………………………………
certifies that

Sinh ngày: ………………………..Quốc tịch …………………
Date of birth                                Nationality

đã hoàn thành và thi đạt yêu cầu của khóa huấn luyện về:
has c
ompleted and successfully passed the exam of a training course in:

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

theo quy định của Quy tắc ……………. Công ước nói trên và các 
un
der the provisions of the Regulation       of the above Convention

quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam
and app
licable laws and regulations of Việt Nam

Giấy chng nhận số …………….. cấp ngày …………….
Certificate No                                 issued on

Có giá trị đến: 
valid u
ntil

 

 

Hiệu trưởng/ Giám đốc
The Rec
tor/ The Director

 

 

 

6. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt

6.1. Mu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt (mặt ngoài)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

GHI CHÚ (REMARKS)

1. Nội dung của khóa huấn luyện này dựa trên Giáo trình chuẩn

The syllabus of this training course was based on IMO Model Course(s)

……………..….. ca IMO và được tổ chức t ngày …………………

                                         and hel               from

đến ngày ………………………………………tại: …………………….

to                                                                    at

……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………….

2. Giấy chứng nhận này được cấp theo đ nghị tại văn bản số

This certificate has been issued upon the proposal stated in the document

………. ngày …..tháng ………năm …….……….của Hiệu trưởng

No        dated                                                        of the Rector

(Giám đốc) Trường/Trung tâm huấn luyện nói trên.

(the Director) af the above Maritime University/School/Training center

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ ĐẶC BIỆT

Cấp theo quy định của công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với Thuyền viên 1978, sửa đổi 2010

CERTIFICATE OF PROFICIENCY IN SPECIAL TRAINING

Issued under the provisions of the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers 1978, as amended in 2010

 

 

6.2. Mu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt (mặt trong)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN 
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ ĐẶC BIỆT

Cấp theo quy định của Công ước quốc tế v Tiêu chuẩn huấn luyn, Cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với Thuyền viên 1978, sửa đổi 2010

CERTIFICATE OF PROFICIENCY IN SPECIAL TRAINING

Issued under the provisions of the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers 1978, as amended in 2010

 

Ảnh 
3 cm x 4 cm

 

 

Chữ ký người được cp:……………..
H
older’s Signature

 

 

Trưng/Trung tâm 
The

chng nhận ……………………………………
certifies that

Sinh ngày: ………………………..Quốc tịch …………………
Date of birth                                 Nationality

Đã hoàn thành và thi đạt yêu cầu của khóa huấn luyện về:
has 
completed and successfully passed the exam of a training course in:

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

theo nội dung quy định của Quy tắc ……………. Công ước nói trên
provided by the 
provisions of the Reg                   of the above

và các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam
Conven
tion and other regulations in force in the S.R. Vietnam

Giấy chng nhận số …………….. cấp ngày …………….
Certificate No                                 issued on

Có giá trị đến: ……………………….
Valid u
ntil

 

 

Hiệu trưởng/ Giám đốc
The Rec
tor/ The Director

 

 

 

7. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn

7.1. Mu Giy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (mặt ngoài)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

GHI CHÚ (REMARKS)

1. Nội dung của khóa huấn luyện này dựa trên Giáo trình chuẩn

The syllabus of this Training course was based on IMO Model Course(s)

……………..….. ca IMO và được tổ chức t ngày …………………

                                         and hel               from

đến ngày ………………………………………tại: …………………….
to                                                                    at

……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………….

2. Giấy chứng nhận này được cấp theo đ nghị tại văn bản số
This cert
ificate has been issued upon the proposal stated in the document

………. ngày …..tháng ………năm …….……….của Hiệu trưởng
No 
       dated                                                        of the Rector

(Giám đốc) Trường/Trung tâm huấn luyện nói trên.
(the Director) af the above Mar
itime University/School/Training center

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN

Cấp theo quy định của công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với thuyền viên 1978, sửa đổi 2010

CERTIFICATE OF PROFICIENCY IN PROFESSIONAL TRAINING

Issued under the provisions of the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers 1978, as amended in 2010

 

 

7.2. Mu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (mặt trong)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN 
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN

Cấp theo quy định của Công ước quốc tế v Tiêu chuẩn huấn luyn, Cấp giấy chứng nhận và Trực ca đối với thuyền viên 1978, sửa đổi 2010

CERTIFICATE OF PROFICIENCY IN PROFESSIONAL TRAINING

Issued under the provisions of the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers 1978, as amended in 2010

 

Ảnh 
3 cm x 4 cm

 

 

Chữ ký người được cp:……………..
H
older’s Signature

 

 

Trưng/Trung tâm 
The

chng nhận ……………………………………
certifies that

Sinh ngày: ………………………..Quốc tịch …………………
Date of birth                                 Nationality

Đã hoàn thành và thi đạt yêu cầu của khóa huấn luyện về:
has c
ompleted and successfully passed the exam of a training course in:

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

theo quy định của Quy tắc ……………. Công ước nói trên và các 
un
der the provisions of the Reg               of the above Convention

quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam
and app
licable laws and regulations of Việt Nam

Giấy chng nhận số …………….. cấp ngày …………….
Certificate No                                 issued on

Có giá trị đến: 
Valid u
ntil

 

 

Hiệu trưởng/ Giám đốc
The Rec
tor/ The Director

 

 

 

8. Mẫu Giấy chứng nhận tiếng Anh hàng hải

8.1. Mu Giấy chứng nhận tiếng Anh hàng hải (mặt ngoài)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN
TIẾNG ANH HÀNG HẢI

CERTIFICATE OF MARITIME ENGLISH

 

 

 

 

Tên cơ sở đào tạo, huấn luyện

 

 

8.2. Mu Giấy chứng nhận tiếng Anh hàng hải (mặt trong)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN 
TIẾNG ANH HÀNG HẢI

 

CERTIFICATE OF MARITIME ENGLISH

 

 

Ảnh 
3 cm x 4 cm

 

 

 

 

Chữ ký người được cp giấy chứng nhận: ……………..
Signature of the holder of the certificate

 

 

Trưng/Trung tâm 
The

Chng nhận ……………………………………
C
ertifies that

Ngày sinh: ……………………………………….…………………
Date of birth

Đã hoàn thành và thi đạt yêu cầu của khóa huấn luyện về:
Has completed and successfully passed the exam of a training course in:

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Trình độ: …………………………………………………………………
Level

Giấy chứng nhận số ……………………..
Certificate No

Cấp ngày ………………………………….
Issued on

 

 

………………………………….
Chữ ký người được ủy quyền
Signature of duly authorizeofficial

 

 

……………………………
Tên người được ủy quyền
Name of duly authorized official

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CÔNG NHẬN 
GIẤY CHỨNG NH
N KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư s 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tên công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: …………………..

V/v …………………

………….., ngày ….. tháng ….. năm ……………..

 

Kính gửi: Cục Hàng hi Việt Nam

Căn cứ Thông tư số …………./2016/TT-BGTVT ngày ……. tháng ……. năm ……… của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn ti thiu của tàu bin Việt Nam, Công ty (tên công ty)……….. đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên có tên sau:

TT

Họ và tên

Ngàysinh

Quctịch

Chứcdanh

Số Giấy chứng nhận KNCM

Ngàycp

Ngày hết hạn

Cơ sở dữ liệu điện tử hoặc địa chỉ email của cơ quan cấp GCNKNCM

Thời hạn hợp đồng lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
Như trên;
- Lưu: VT, Phòng….

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 


PHỤ LỤC III

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN THỦY THỦ TRỰC CA, THỢ MÁY TRỰC CA, THỢ KỸ THUẬT ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư s
 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN THỦY THỦ TRỰC CA, THỢ MÁY TRỰC CA, THỢ KỸ THUẬT ĐIỆN

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

1. Họ và tên: …………………………………………… 2. Ngày sinh: ………………………………

3. Chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân) số …………………. ………………….. ngày cấp ………………………………….nơi cấp ……………………………………………………..

4. Địa chỉ thường trú…………………………………………………………………………………….

5. Bng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc Quyết định tốt nghiệp số:…………………. ngày cấp ………………………………………, nơi cấp ……………………………………………….

6. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản số: ……………………………………………… ngày cấp …………………………………… nơi cấp …………………………………………………..

7. Giấy chng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển số  ………………………. ngày cấp …………………………………. nơi cấp ……………………………………………………..

8. Giấy chứng nhận học trái ngành (nếu có) số: …………………………………………………….. ngày cấp ……………………………………. nơi cấp …………………………………………………..

9. Giấy chứng nhận học nâng cao (nếu có) số: ………………………………………………………. ngày cấp ……………………………………. nơi cấp …………………………………………………..

10. Thời gian đi biển hoặc tập sự trên tàu biển:

TT

Tên tàu

Chủ tàu

Loại tàu

Tổng dung tích

Tổng công suất máy chính

Chứcdanh

Thời gian (từ tháng, năm đến tháng, năm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Căn cứ Thông tư số ………./2016/TT-BGTVT ngày …….. tháng …… năm ……. của Bộ trưng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chun chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam cấp GCNKNCM cho tôi.

Tôi xin cam những điều khai trên là đúng sự thật./.

 

 

……., ngày …... tháng …... năm ……….
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ h tên)

Ghi chú: Các Mục 8, 9, bắt buộc khai đối với các trường hợp học sơ cp hoặc trái ngành;

Các mục 5, 6, 7, 8, 9 không bt buộc khai đối với trường hợp đề nghị cp GCNKNCM chức danh AB.

 

PHỤ LỤC IV

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN THỦY THỦ TRỰC CA, THỢ MÁY TRỰC CA, THỢ KỸ THUẬT ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư s 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải)

Tên công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: ……………………
V/v ………………..

…….., ngày …….. tháng ……. năm ………….

 

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Căn cứ Thông tư số ………./2016/TT-BGTVT ngày ……. tháng ……… năm …………. của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, hun luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, (tên Công ty) …………. đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn ……………………………… cho những thuyn viên của công ty chúng tôi có tên dưới đây:

TT

Họ và tên

Ngày sinh

S CMT, ngày cấp, nơi cấp

Ngày cấp

Ngày hết hn

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề ngh Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
Như trên;
- Lưu: VT, Phòng…..

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC V

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY XÁC NHẬN
VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN GOC, ROC, GCNHLNVĐB

(Ban hành kèm theo Thông tư s
 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ 
CẤP GIẤY XÁC NHẬN VIỆC C
P GIẤY CHỨNG NHẬN GOC, ROC, HLNVĐB

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

1. Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………

2. Ngày sinh: ………………………………………………………………………………………………

3. Chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân) số: ………………………………………. ngày cấp ………………………….. nơi cấp …………………………………………………………….

4. Địa chỉ thường trú ……………………………………………………………………………………..

5. Giấy chứng nhận:

TT

Giấy chứng nhận GOC, ROC, HLNVĐB

Số GCN

Ngày cấp

Ngày hết hạn

Nơi cấp

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Căn cứ Thông tư số ………/2016/TT-BGTVT ngày …… tháng …… năm ……. của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyn viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận cho tôi./.

 

 

……….., ngày…….. tháng…….. năm ………….
Người đ nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC VI

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY XÁC NHẬN VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN GOC, ROC, GCNHLNVĐB
(Ban hành kèm theo Thông tư s
 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải)

Tên công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: ……………………
V/v ………………..

…….., ngày …….. tháng ……. năm ………….

 

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Căn cứ Thông tư số ………./2016/TT-BGTVT ngày ……. tháng ……… năm …………. của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, hun luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam (tên Công ty) …………. đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy xác nhận …………………………… cho những thuyn viên của công ty chúng tôi có tên dưới đây:

TT

Họ và tên

Ngày sinh

S CMT, ngày cấp, nơi cấp

Số GCN, GOC, ROC, HLNVĐB

Ngày cấp

Ngày hết hn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề ngh Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
Như trên;
- Lưu: VT, Phòng…..

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VII

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN VIÊN CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư s
 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ 
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN CHÍNH

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

1. Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………

2. Ngày sinh: ……………………………………………………………………………………………

3. Nơi sinh: ……………………………………………………………………………………………..

4. Chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân) số ………………………………………. ngày cấp...................................... nơi cấp ……………………………………………………………

5. Địa ch thường trú …………………………………………………………………………………….

Tôi đã học và thi đạt yêu cầu khóa huấn luyện viên chính do (tên cơ sở đào tạo) tổ chức từ ngày ……… tháng…….. năm …….. đến ngày …….. tháng ……… năm ………..

Căn cứ Thông tư số ……………/2016/TT-BGTVT ngày …….. tháng …….. năm ……. của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng ch chuyên môn, đào tạo, hun luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, tôi đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận Huấn luyện viên chính cho tôi./.

 

 

…….., ngày…….. tháng….. năm ……..
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC VIII

 MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN VIÊN CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư s 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải)

Tên Công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: …………
V/v ………………..

…….., ngày …….. tháng ……. năm ………….

 

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Căn cứ Thông tư số ………./2016/TT-BGTVT ngày …….. tháng ……… năm ……… của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền Viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, (tên cơ sở đào tạo, huluyện) ………. đ nghị Cục Hàng hải Việt Nam cp Giy chứng nhận hun luyện viên chính cho các học viên có tên sau (có Quyết định công nhận kết quả thi kèm theo):

TT

Họ và tên

Ngày sinh

Tên Khóa huấn luyện đã tham d

Từ ngày đến ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
Như trên;
- Lưu: VT, Phòng…..

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IX

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GCNKNCM, GIẤY XÁC NHẬN VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN GOC, ROC, GCNHLNVĐB, GIẤY CÔNG NHẬN GCNKNCM, GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN VIÊN CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư s
 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI

GCNKNCM, GIẤY XÁC NHẬN VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN GOC, ROC, TÀU DẦU, HÓA CHẤT, KHÍ GA HÓA LỎNG, GIẤY CÔNG NHẬN GCNKNCM, GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN VIÊN CHÍNH

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

1. Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………

2. Ngày sinh: ……………………………………………………………………………………………

3. Chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân) số ………………………………………. ngày cấp...................................... nơi cấp ……………………………………………………………

4. Sổ thuyền viên số: ……………………..ngày cấp …………..nơi cấp …………………………….

5. GCN số ……………….. ngày cấp …………………… ngày hết hạn……………………………..

6. Thời gian đảm nhận chức danh trên tàu biển:

TT

Tên tàu

Ch tàu

Loại tàu

Tngdung tích

Tổng công suất máy chính

Chứcdanh

Thời gian (từ….đến.....)

Ghichú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Căn cứ Thông tư số ……………/2016/TT-BGTVT ngày …….. tháng …… năm …… của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, tôi đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam cấp lại Giấy …………………………………. cho tôi.

Lý do: ……………………………………………………………………………………………………..

 

 

…….., ngày…….. tháng….. năm ……..
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC X

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GCNKNCM, GIẤY XÁC NHẬN VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN GOC, ROC, TÀU DẦU, HÓA CHẤT, KHÍ GA HÓA LỎNG, GIẤY CÔNG NHẬN GCNKNCM, GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN VIÊN CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư s
 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải)

Tên công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: …………
V/v ………………..

…….., ngày …….. tháng ……. năm ………….

 

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Căn cứ Thông tư số ………./2016/TT-BGTVT ngày …….. tháng ……… năm ……… của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam(tên công ty) ……………… đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam cấp lại Giấy ………………………………………. cho những thuyền viên của công ty chúng tôi có tên dưới đây:

TT

Họ và tên

Ngày sinh

Số GCNKNCM, GXN, GCN, GCNHLVC

Ngày cấp

Ngày hết hạn

Lý do đề nghị cấp lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ kèm theo gồm có: ……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………..

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
Như trên;
- Lưu: VT, Phòng…….

Lãnh đo công ty
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC XI

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM DỰ KHÓA ĐÀO TẠO NÂNG CAO, KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ, DỰ THI SỸ QUAN, THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG
(Ban hành kèm theo Thông tư s 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
THAM DỰ KHÓA ĐÀO TẠO NÂNG CAO, KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ, DỰ THI SỸ QUAN, THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG

Kính gửi: ………………………………………………….

1. Họ và tên: …………………………………………… 2. Ngày sinh: ……………………………….

3. Nơi sinh: ……………………………………………………………………………………………….

4. Đơn vị công tác hiện nay: …………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………….

Tôi làm đơn này kính đề nghị ……………………………………………… xét duyệt cho tôi được tham dự khóa đào tạo …………………………………………………………………………………

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

 

…….., ngày…….. tháng….. năm ……..
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

 


PHỤ LỤC XII

MẪU BẢN KHAI THỜI GIAN ĐI BIỂN CHO SỸ QUAN, THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG
(Ban hành kèm theo Thông tư s
 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

 

BẢN KHAI THỜI GIAN ĐI BIỂN CHO SỸ QUAN, THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG

Mức: …………………...Ngành:……………………………

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

1. Họ và tên: …………………………………………………………………………………………..

2. Ngày sinh: …………………………………………………………………………………………..

3. Nơi sinh: …………………………………………………………………………………………….

4. Đơn vị công tác hiện nay: …………………………………………………………………………

5. Thời gian đảm nhận chức danh trên tàu biển:

TT

Thời gian (từ tháng, năm đến tháng, năm)

Tên tàu

Chủ tàu

Loại tàu

Chức danh

Tổng dung tích (GT)

Tổng công suất máy chính (kW)

Tổng số tháng làm việc trên tàu

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…….., ngày…….. tháng….. năm ……..
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

 


PHỤ LỤC XIII

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN VỀ KHÓA ĐÀO TẠO NÂNG CAO, KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐỂ THI SỸ QUAN, THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG VÀ CẤP GIẤY CNKNCM SỸ QUAN, THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG
(Ban hành kèm theo Thông tư s
 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ tởng Bộ Giao thông vận tải)

Tên cơ sở đào tạo, huấn luyện
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: …………….
V/v ………………

………., ngày ….. tháng …… năm …………..

 

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Căn cứ Thông tư số …………../2016/TT-BGTVT ngày ………tháng …..năm …….của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, (tên cơ sở đào tạo, huấn luyện) đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xét duyệt danh sách khóa đào tạo nâng cao, khóa (bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan, thi thuyn trưởng, máy trưởng) cụ thể như sau:

1. Hồ sơ của học viên (danh sách và hồ sơ kèm theo).

2. Thời gian mở khóa đào tạo, huấn luyện ……………………………………

3. Địa điểm thi: ……………………………………………………………………………………………

(Cơ sở đào tạo, huấn luyện) đề Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Như trên; 
- Lưu: VT, Phòng.....

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng du)

 

PHỤ LỤC XIV

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU TÀU BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư s
 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM 
Independence - Freedom - Happiness
--------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU TÀU BIỂN MINIMUM SAFE MANNING CERTIFICATE

Cấp theo quy định của Quy tắc 14 Chương V SOLAS 74 sửa đổi 
Issued under the provisions of Regulation 14 of Chapter V of the SOLAS 74 as amended,

Được sự ủy quyền của Chính phủ nưc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam chng nhận:

Under the authorization of the Government of the Socialist Republic of Vietnam, Administrator of the Vietnam Maritime Administration certifies:

Tên tàu (Ship's Name) ………………………… Hô hiệu (Call Sign) …………………………….

Loại tàu (Type of ship) ………………………… Số IMO (IMO number) …………………………..

Tổng dung tích (Gross Tonnage) …………….. Nơi đăng ký (Place of Registry) …………….

Vùng hoạt động (Trading Area) ……………….. Công suất máy chính (Main Propulsion Power) …………………………….

Buồng máy không được trực ca thường xuyên (Periodically unattended machinery space): đúng / không đúng (yes / no) ……………..

Doanh nghiệp quản lý, khai thác (Operating Company): ……………………………………

Tàu biển có tên trong Giấy chứng nhận này được xem xét bố trí định biên an toàn, bất kể khi nào tàu hành trình ra biển đều phải bố trí không được ít hơn số lượng chức danh và trình độ chuyên môn được ch ra ở bng dưới đây:

The ship named in this Certificate is considered to be safely maned if, whenever she proceeds to sea, she carries not less than the number and grades/capacities of personnel specified in the table below:

Chdanh (Grade/ Capacity)

Số lượng (Number)

Chức danh (Grade/ Capacity)

S lượng (Number)

Thuyền trưng (Master)

 

Máy trưng (Chief Engineer)

 

Đại phó (Chief Officer)

 

Máy hai (Second Engineer)

 

Sỹ quan boong (Deck Officer)

 

Sỹ quan máy (Engine Officer)

 

Thủy thủ trực ca AB (Able Seafarer Deck Rating)

 

Thợ máy trực ca AB (Able Seafarer Engine Rating)

 

Sỹ quan TTVT hoặc Sỹ quan boong có G.O.C (Radio Officer or DeckOfficer holding G.O.C)

 

 

 

Ghi chú (Remark): ……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………

Giấy chứng nhận này có giá trị theo Giấy chứng nhận Đăng ký tàu.

This Certificate is subject to the validity of the Ship’s Certificate of Registry.

 

 

Cấp tại _________, ngày _________
Issued at                 Date

S:……………. /ĐKTB.
No

 


PHỤ LỤC XV

MẪU GIẤY XÁC NHẬN THỜI GIAN TẬP SỰ TRÊN TÀU BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư s 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

 

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

1. Họ và tên: …………………………………………………………………………………………..

2. Ngày sinh: …………………………………………………………………………………………..

3. Nơi sinh: …………………………………………………………………………………………….

4. Đơn vị công tác hiện nay: …………………………………………………………………………

5. Thời gian tập sự trực ca trên tàu biển:

TT

Thời gian (từ tháng, năm đến tháng, năm)

Tên tàu

Chủ tàu

Loại tàu

Chức danh

Tổng dung tích (GT)

Tổng công suất máy chính (kW)

Tổng số tháng làm việc trên tàu

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Xác nhận của Thuyền trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

………, ngày…….. tháng….. năm ……..
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

Các văn bản pháp luật khác cùng chuyên mục